Slider
 

Lịch sử Quốc kỳ Canada

Quốc kỳ của Canada có lịch sử phát triển khá phức tạp với nhiều phiên bản khác nhau trước khi có được thiết kế như ngày nay.

Trước đây, Canada từng là thuộc địa của cả Anh và Pháp, vì vậy, Quốc kỳ Canada vào thời điểm đó mang những nét đặc trưng của 2 quốc gia này.

Lá cờ đầu tiên được biết đến tại Canada chính là Quốc kỳ Thánh giá Thánh Geogre của Anh. Lá cờ này được thượng tại Canada do John Cabot tiến hành khi ông đến Newfoundland vào năm 1497. Đến năm 1534, Jacques Cartier đóng một thánh giá tại bán đảo Gaspé mang hiệu kỳ vương thất Pháp với hoa bách hợp. Tàu của ông đương thời treo một hiệu kỳ đỏ cùng một thập tự trắng, đương thời là quân kỳ của Hải quân Pháp. Sau đó, Tân Pháp tiếp tục thượng các quân kỳ đang biến hóa của Pháp vào đương thời.

Từ khi khu định cư của người Anh được thành lập tại Nova Scotia thì Quốc kỳ Liên hiệp (được gọi là Quốc kỳ Liên hiệp vương thất tại Canada từ 1964) cũng được ra đời. Đây cũng là lá cờ được sử dung lâu thứ nhì chỉ sau Quốc kỳ hiện tại của Canada khi được sử dụng từ những năm 1621 đến tận năm 1965.

Không lâu sau khi Canada liên hiệp vào năm 1867, nổi lên nhu cầu về các hiệu kỳ đặc trưng cho Canada. Quốc kỳ Canada đầu tiên được sử dụng sau đó là Hiệu kỳ của Toàn quyền Canada, một quốc kỳ Liên hiệp với một phù hiệu ở giữa thể hiện các huy hiệu của Ontario, Québec, Nova Scotia, và New Brunswick bao quanh là một vòng lá phong. Năm 1870, Hồng thuyền kỳ, cộng thêm phù hiệu hỗn hợp Canada tại đuôi, bắt đầu được sử dụng phi chính thức trên đất liền và trên biển, được gọi là Hồng thuyền kỳ Canada. Do có các tỉnh mới gia nhập liên bang, huy hiệu của họ được thêm vào phù hiệu. Đến năm 1892, Bộ Hải quân Anh Quốc chấp thuận cho sử dụng Hồng thuyền kỳ nhằm đại diện cho Canada trên biển. Phù hiệu hỗn hợp được thay thế bằng Quốc huy Canada khi nó được ban hành vào năm 1921, và đến năm 1924 thì một Xu Mật Viện chấp thuận việc sử dụng nó tại ngoại thất các tòa nhà Chính phủ Canada. Năm 1925, Thủ tướng William Lyon Mackenzie King thành lập một ủy ban để thiết kế một quốc kỳ nhằm sử dụng trong nội thất, song ủy ban bị giải tán trước khi có thể đưa ra tường trình cuối cùng. Bất chấp thất bại của ủy ban trong việc giải quyết vấn đề, tình cảm quần chúng trong thập niên 1920 là ủng hộ sửa đổi thiết kế quốc kỳ của Canada. Các thiết kế mới được đề xuất vào năm 1927, 1931, 1939.

quoc ky canada 1

Trong Thế chiến II, Hồng thuyền kỳ là quốc kỳ mà quân đội Canada sử dụng trong các trận chiến. Một ủy ban liên hiệp của Thượng viện và Hạ viện được chỉ định vào ngày 8/11/1945 nhằm đề xuất một Quốc kỳ để chính thức thông qua. Đến ngày 9/5/1946, có 2.695 thiết kế được đệ trình và ủy ban liên hiệp báo cáo lại cùng một đề nghị rằng: "Quốc kỳ của Canada nên là hồng thuyền kỳ Canada với một lá phong màu vàng thu trong một nền viền trắng". Tuy nhiên, Nghị viện Québec hối thúc ủy ban liên hiệp không để bao gồm những gì được cho là “các biểu tượng ngoại quốc”, kể cả Quốc kỳ Liên hiệp, và thủ tướng đương thời là Mackenzie King từ chối hành động dựa theo báo cáo, và Hồng thuyền kỳ Canada vẫn được thượng.

Tuy nhiên, đến thập niên 1960, tranh luận về một Quốc kỳ Canada chính thức tăng cao và trở thành một chủ đề luận chiến, cực điểm là Đại tranh luận Quốc kỳ năm 1964. Năm 1963, Chính phủ Tự do thiểu số của Lester B. Pearson lên nắm quyền và quyết định thông qua một Quốc kỳ Canada chính thức bất chấp tranh luận trong quốc hội. Người đề xướng chính trị chính của việc này là Thủ tướng Pearson, ông từng là một nhà điều đình quan trọng trong Khủng hoảng Kênh đào Suez năm 1956, nhờ đó mà ông đoạt giải Nobel hòa bình. Trong cuộc khủng hoảng, Pearson bối rối khi Chính phủ Ai Cập phản đối lực lượng gìn giữ hòa bình Canada với lý do là Quốc kỳ Canada (hồng thuyền kỳ) có chứa cùng biểu tượng (Quốc kỳ Liên hiệp) cũng được Anh Quốc sử dụng làm Quốc kỳ, trong khi Anh Quốc là một bên tham chiến. Mục tiêu của Pearson đối với quốc kỳ Canada là khiến Canada đặc trưng và không thể nhầm lẫn. Đối thủ chính trong hành động thay đổi Quốc kỳ là thủ lĩnh đối lập và cựu Thủ tướng John Diefenbaker.

Sau một thời gian nghiên cứu cùng vận động chính trị, ủy ban liên hiệp lựa chọn thiết kế hiện nay, thiết kế này do George Stanley tạo ra và lấy cảm hứng từ hiệu kỳ của Học viện Quân sự Vương thất Canada (RMC) tại Kingston, Ontario. Đa số phiếu trong Hạ viện thông qua thiết kế vào ngày 15/12/1964. Thượng viện Canada thông qua thiết kế 2 ngày sau đó.

Nữ hoàng Canada Elizabeth II công bố Quốc kỳ mới vào ngày 28/01/1965, và nó được bắt đầu sử dụng từ ngày 15/02 cùng năm sau một buổi lễ chính thức tại Parliament Hill tại Ottawa, với sự hiện diện của Toàn quyền Georges Vanier, Thủ tướng, các thành viên khác trong nội các, và các nghị viên Canada. Chủ tịch Thượng viện Maurice Bourget nói rằng Quốc kỳ là biểu tượng cho sự thống nhất của quốc gia, đại diện cho toàn bộ các công dân Canada bất kể chủng tộc, ngôn ngữ, đức tin, hay quan điểm. Trong lễ kỷ niệm 100 năm lập quốc vào năm 1967, Chính phủ Canada sử dụng một Quốc kỳ mang huy hiệu Vương thất Canada (phù hiệu được sử dụng trên Hồng thuyền kỳ) trên một nền đỏ.

Đặc điểm Quốc kỳ Canada

Quốc kỳ Canada đối xứng theo chiều ngang và do đó 2 mặt tương tự nhau. Chiều rộng của Quốc kỳ gấp 2 lần chiều cao (theo tỷ lệ 1:2). Điều này khác biệt với tỷ lệ Quốc kỳ của các quốc gia các (tỷ lệ 2:3). Sự khác biệt như vậy nhằm thể hiện sự rộng lớn của đất nước Canada.

Quốc kỳ Canada có 2 màu chủ đạo là trắng và đỏ: phần màu trắng tượng trưng cho sự bao phũ của tuyết trắng và khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông của Canada; còn 2 dải màu đỏ hai bên của Quốc kỳ đại điện cho vị trí địa lý của Canada khi được bao quanh bởi 2 đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

quoc ky canada 2

Tại trung tâm của nền trắng là một chiếc lá phong màu đỏ. Chiếc lá phong đỏ có tất cả là 12 đỉnh nhọn tượng trưng cho 10 bang và 2 tiểu bang của đất nước Canada để khẳng định sự đoàn kết của người dân Canada không kể xuất xứ.

Hình ảnh lá phong trước khi được chọn để in lên Quốc kỳ Canada thì lá phong là biểu tượng của người Canada gốc Pháp. Và xuất hiện cả trên Quốc huy của đất nước này. Vào mùa thu Canada, khoảng tháng 9 và tháng 10, ở khắp các thành phố đặc biệt là thành phố Montreal các con đường, công viên sẽ chuyển sắc từ màu đỏ kiêu hãnh và màu vàng cam long lanh phủ khắp mọi nơi. Chính vì vậy mà vẻ đẹp của lá phong khó có thể diễn tả bằng lời, lá phong phổ biến khắp mọi nơi trên đất nước Canada. Đây chính là nguyên nhân mà người dân Canada chọn lá phong làm biểu tượng của đất nước.

Ngoài việc mang trên mình là một biểu tượng nét đẹp đặc trưng của đất nước, Quốc kỳ Canada còn thể hiện những ý nghĩa khác về sự gắn kết mọi sắc tốc trên quốc gia đa văn hòa này, sự hòa đồng. Dù là người Canada gốc Châu Âu, gốc Pháp, gốc Anh, gốc Châu Á,… đến từ đâu đi chăng nữa chỉ cần là công dân Canada thì mọi người đều đang sống dưới một lá phong, dưới một màu cờ. Như lời Ngài Maurice Bourget, phát ngôn viên của Thượng viện đã nhấn mạnh ý nghĩa biểu tượng của Quốc kỳ Canada: "Lá cờ biểu tượng cho sự thống nhất quốc gia, đại diện cho tất cả người dân mang quốc tịch Canada, không phân biệt chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng hay quan điểm".

Cách thức sử dụng Quốc kỳ Canada

Không có Luật quy định về việc sử dụng thích hợp Quốc kỳ Canada. Tuy nhiên, Bộ Di sản Canada phát hành các hướng dẫn về cách trưng bày đúng cách thức Quốc kỳ đứng riêng hoặc cùng với các hiệu kỳ khác. Hướng dẫn giải quyết trật tự ưu tiên dành cho Quốc kỳ Canada, nơi Quốc kỳ có thể được sử dụng, cách sử dụng Quốc kỳ, và nhân dân nên làm gì để tôn vinh quốc kỳ. Các đề nghị có nhan đề là “Flag Etiquette in Canada”, được Bộ Di sản Canada xuất bản dưới dạng sách và trực tuyến.

quoc ky canada 3

Quốc kỳ có thể được trưng hàng ngày tại các tòa nhà do Chính phủ Canada vận hành, các sân bay, căn cứ quân sự, và văn phòng ngoại giao, cũng như bởi các công dân, trong thời gian bất kỳ trong ngày. Khi thượng Quốc kỳ, nó cần phải sử dụng cột riêng và không được thấp hơn các hiệu kỳ khác. Quốc kỳ Canada được treo rủ nhằm biểu thị một thời kỳ để tang. Quân đội Canada có một lễ nghi đặc biệt để gấp Quốc kỳ để trình diễn, như trong một tang lễ; tuy nhiên, Quân đội Canada không sử dụng cách thức này hàng ngày.

Thông qua bài viết này chúng tôi đã giúp du khách hiểu thêm phần nào về đất nước Canada xinh đẹp cũng như những ý nghĩa sâu xa của Quốc kỳ Canada. Nếu du khách muốn khám phá nhiều hơn về vùng đất rộng lớn này hãy Book Tour Canada của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và nhiều điều thú vị!