Lội ngược dòng lịch sử lại năm 387, đó là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của St. Patrick, vị thánh đỡ đầu của người dân Ai-len. Ông chính là người đã truyền giảng đạo Kito giáo lên hòn đảo này. Tuy đây là một ngày lễ lớn của Ireland, nhưng Thánh Patrick lại được sinh ra tại Kilpatrick, Scotland. Tuy nhiên khi ông mới 16 tuổi, ông đã bị bắt trong một cuộc đột kích và bị đưa đến xứ Wales sống kiếp nô lệ.
Trong khoảng thời gian này, ông học được phong tục và ngôn ngữ của người bản xứ. Trong thời điểm khó khăn và sóng gió nhất của cuộc đời, ông đã tìm tới Chúa trời. Truyền thuyết kể rằng, vào năm Patrick 20 tuổi, Chúa trời đã xuất hiện trong giấc mơ của ông và khuyên nhắc ông hãy đi về phía bờ biển. Ông nhờ nghe theo lời chỉ dạy mà đã trốn thoát được.
Lúc này, các thủy thủ đã tìm thấy ông và đưa ông về với Anh Quốc, nơi ông một lần nữa đoàn tụ được với gia đình. Tuy nhiên, Ireland vẫn luôn vẫy gọi ông quay trở lại trong những giấc mơ, vì vậy Patrick đã quyết định chính thức đi theo đạo. Ông được tấn phong làm giám mục và quay trở lại Emerald Isle vào tháng 3 năm 433. Từ khoảng thời gian này cho đến lúc mất đi, Thánh Patrick đã đi khắp đất nước Ai-len để truyền và giảng đạo cho tất cả mọi người.
Vậy tại sao một ngày lễ của Ireland lại trở nên phổ biến như vậy tại Canada? Thực sự có thể kể ra 2 lí do chính về nguyên nhân Ngày Thánh Patrick lại được tổ chức rầm rộ ở Canada, đó chính là: Bộ phận dân Ireland nhập cư và Thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của Mùa xuân.
Lý do thứ nhất được lý giải như sau: Người dân Ireland không chỉ di cư đến Canada, mà còn dịch chuyển nơi sinh sống đến nhiều nước tại khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Những con người nổi tiếng với sự thân thiện của mình, lúc này mang theo những ngày lễ và đặc trưng văn hóa của mình đi tru du và du nhập vào các nền văn minh khác trên thế giới, biến Thánh Patrick trở thành vị thánh đỡ đầu cho bất cứ nơi nào họ đặt chân đến.
Tại Canada, bộ phận dân Ai-len nhập cư có lẽ tập trung đông nhất tại hòn đảo Prince Edward Island. Theo số liệu thống kê gần đây cho thấy 35% người dân sống trên hòn đảo này có dòng máu hay gốc gác từ người Ai-len. Trên hòn đảo này còn tồn tại một tổ chức với cái tên Benevolent Irish Society (B.I.S). Tổ chức được thành lập năm 1825 nhằm giúp người Ai-len định cư, giờ đây tiếp tục truyền bá và duy trì văn hóa Ai-len trên hòn đảo này.
Bên cạnh đó, ở lý do thứ hai, trong tâm trí người dân Canada, ngày 17 tháng 3 có vai trò như Ngày Lễ Phục sinh, là một mốc thời gian đánh dấu sự suy tàn của mùa đông giá lạnh và sự khởi đầu của một mùa xuân mới. Ngày Thánh Patrick lúc này chính là một cơ hội để ăn mừng sự chấm dứt của một khoảng thời gian khắc nghiệt, sự đâm chồi nảy lộc của một mùa xuân ấm áp.
Từ hai nguyên nhân chính trên cho thấy, mặc dù St. Patrick’s Day là một ngày lễ của Ireland nhưng lại trở nên phổ biến tại Canada. Nếu du khách đang du lịch Canada vào ngày lễ này, du khách sẽ dễ dàng có thể nhận thấy người dân Canada đang chuẩn bị ăn mừng St. Patrick’s Day với đường phố tràn ngập đồ trang trí màu xanh lá cây và biểu tượng của cỏ ba lá. Lúc này, toàn bộ mọi thứ trên khắp các con đường và góc phố dường như được nhuộm thành màu xanh. Từ con người đến đồ vật, thức ăn… tất thảy đều khoác lên mình bộ cánh màu xanh. Có người còn trang trí cỏ ba lá lên mặt, lên quần áo và các vật dụng, có người thì chọn cho mình một chiếc mũ yêu tinh đầy tinh nghịch, hay ở một vài nơi, người dân còn nhuộm xanh cảm một dòng sông, đài tưởng niệm và thậm chí cả khu trượt tuyết cũng biến thành màu xanh.
Đối với người Ireland, màu xanh còn thể hiện tình yêu dân tộc hay niềm tin tôn giáo, từ những cụ bà đeo khăn choàng xanh, cài huy hiệu xanh đến các cô gái đeo bờm xanh đến cả nhưng cô bé cậu bé nhỏ mặc những bộ cánh dễ thương cũng trong một màu xanh ngắt. Vốn người Ireland mặc xanh lá bởi họ cho rằng màu này giúp họ trở nên tàng hình với những chú quỷ lùn leipreachán, ai bị leipreachán bắt gặp sẽ bị nhéo đau điếng.
Những sự kiện lớn diễn ra chào mừng ngày hội này có thể kể tới Lễ Diễu hành Toronto St. Patrick’s Day Parade - một trong những lễ diễu hành lớn nhất tại khu vực Bắc Mỹ. Xuất hiện từ năm 1988, cho đến này, lễ diễu hành đã đạt đến quy mô bao gồm 100 tổ chức, 32 hiệp hội Ai-len, 2000 người diễu hành, 30 xe diễu hành, 14 ban nhạc cùng nhiều những con số ấn tượng khác.
Tại Montreal, người dân cũng chào mừng St.Patrick’s Day với lễ diễu hành hoành tráng không kém, bắt nguồn từ năm 1824. Ngày Thánh Patrick có lẽ cũng là ngày mà nhu cầu tiêu thụ đồ uống có cồn được đẩy lên cao nhất tại Canada. Các nhà hàng, quán bar luôn bận rộn trong ngày này. Ngay cả lực lượng cảnh sát cũng phải làm việc cao độ để xử phạt các tài xế đã say rượu còn thích lái xe.
Có ý kiến còn cho rằng nên cân nhắc biến St. Patrick’s Day trở thành ngày lễ chính thức của quốc gia Canada. Một phần lý do có lẽ cũng phải kể tới tỷ lệ sinh viên vắng mặt để đi chơi trong ngày này tăng lên đột biến so với những dịp khác. Nếu có thể kết hợp ngày lễ này vào kỳ nghỉ dài hơi của Tháng Ba, có lẽ sẽ hạn chế được việc chè chén mà tập trung hướng về giá trị gia đình nhiều hơn.
Ngoài St. Patrick’s Day, đất nước Canada còn có rất nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc đang chờ đón du khách đến trải nghiệm. Vậy còn chần chờ gì nữa mà du khách không book tour Canada của Viet Viet Tourism để có cơ hội tham gia các lễ hội đặc sắc này?
Tin mới
- Bánh mì vòng Bagel, một trong những biểu tượng của ẩm thực Canada - 03/06/2023 19:48
- Một số quy tắc quan trọng trong bữa ăn của người Canada - 03/05/2023 16:32
- Món bánh kẹp Shawarma dân dã nhưng lại có sức hút đặc biệt của Canada - 02/05/2023 15:01
- Nhân sâm Canada - 12/04/2022 10:03
- Những món ngon không nên bỏ qua khi đến Canada - 10/09/2020 09:45
Các tin khác
- Siro lá phong & Lá phong chiên giòn - hai đặc sản trứ danh của Canada - 04/08/2020 19:12
- Lễ hội Ánh sáng Mùa đông - "bữa tiệc ánh sáng" đặc sắc tại Canada - 24/07/2020 18:03
- Khám phá về tộc người sinh sống đầu tiên tại Canada - 23/07/2020 15:09
- Siro cây lá phong - đặc sản ngọt ngào của Canada - 22/07/2020 20:12
- Sức hút của món bánh Shawarma tại Canada - 21/07/2020 19:50