Arrow
Arrow
Slider
 

1. Bảo tàng Khoa học Ontario

Bảo tàng Khoa học Ontario được xây dựng bên sườn thung lũng của Sông Don, cách trung tâm thành phố Toronto 20 phút đi xe. Lịch sử của bảo tàng bắt đầu khi kế hoạch xây dựng nơi này được vạch ra vào năm 1961 - trùng với thời điểm Toronto bắt đầu được mở rộng vào những năm đầu thập niên 60. Năm 1964, một kiến trúc sư người Canada tên Raymond Moriyama được ủy quyền thiết kế bảo tàng. Công trình được khởi công xây dựng năm 1966 với mục đích kỉ niệm sự kiện Canadian Centennial của thành phố vào năm 1967. Bảo tàng đầu tiên được mang tên là "Trung tâm Khoa học và Công nghệ" nhưng việc thi công đã không hoàn thành đúng trong thời gian đặt ra mà mãi 2 năm sau đó - ngày 26/9/1969, bảo tàng mới được khánh thành với cái tên "Bảo tàng Khoa học Ontario" và bắt đầu mở cửa đón tiếp khách tham quan. Vào thời điểm đó bảo tàng đã đi tiên phong trong cách tiếp cận khoa học với nhiều góc tiếp cận độc đáo. Bên cạnh việc trưng bày các sản phẩm khoa học, nơi đây còn chú trọng tổ chức nhiều buổi tương tác trực tiếp về khoa học và khuyến khích những phát minh khoa học gần gũi với đời sống.

9 bao tang o toronto 3

Bảo tàng Khoa học Ontario hiện có trên 2.000 hiện vật được chia thành 5 khu vực chính là tầng A, B, C, D và E. Mỗi tầng gồm nhiều phòng trưng bày các tác phẩm khoa học về cùng một chủ đề như: Trái Đất, vũ trụ, con người hay các lĩnh vực khoa học tự nhiên khác nhau. Bảo tàng cũng có phòng vui chơi trải nghiệm cho các em nhỏ để các em có thể tự tay làm ra những sản phẩm khoa học của riêng mình hoặc chiêm ngưỡng những điều kỳ diệu do khoa học mang lại. Bảo tàng còn là nơi lưu giữ bộ sưu tập các đạo cụ trong bộ phim nhiều tập Harry Potter nổi tiếng.

2. Bảo tàng Hoàng gia Ontario

Bảo tàng Hoàng gia Ontario còn được biết đến với tên gọi khá thú vị: "Công trình pha lê". Đây là bảo tàng lịch sử tự nhiên và văn hóa thế giới lớn nhất Canada. Đây cũng là bảo tàng lớn thứ 5 ở khu vực Bắc Mỹ với khoảng 40 khu triển lãm cùng với đó là hơn 6 triệu hiện vật khác nhau. 

Bảo tàng này được thiết kế bởi vị kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới Daniel Libeskind. Điểm mấu chốt làm cho Bảo tàng Hoàng gia Ontario trở thành một công trình độc nhất vô nhị đó chính là sự ảnh hưởng của cách tân và truyền thống, của những mỗi quan hệ từ lịch sử cho đến thời hiện đại. Viện bảo tàng mang lối kiến trúc độc đáo với những gấp nếp và dốc đứng theo phong cách hiện đại kết hợp với những khối lăng trụ đan xen vào với nhau. 

Cấu trúc thép bọc nhôm kính kết hợp với những ô cửa sổ chằng chịt, bảo tàng đã gây được ấn tượng cho những người đến tham quan ngay từ vẻ bên ngoài. Bảo tàng được chia làm 2 khu: khu lịch sử văn hóa và khu lịch sử tự nhiên. Với hơn 6 triệu hiện vật, du khách sẽ khám phá ra được rất nhiều điều về quá khứ cũng như lịch sử của nhân loại, những bước thăng trầm từ xưa đến nay hay công cuộc chinh phục thiên nhiên của loài người.

9 bao tang o toronto 1

Bảo tàng Hoàng gia Ontario có đến 12 bộ phận đến từ khu lịch sử tự nhiên. Đó là những khu: côn trùng học, thực vật học, ngư học, bò sát học, ngành động vật hữu nhũ, ngành động vật không xương sống, khoáng vật học, địa chất học, ngành cổ sinh vật học các loài có xương sống, ngành cổ sinh vật học các loài không xương sống, ngành nghiên cứu loài chim, nấm học. Ở sảnh chính còn có một gian trưng bày những hóa thạch của khủng long đã được tìm thấy.

Khu vực lịch sử văn hóa là nơi tập hợp những nghiên cứu khảo cổ cùng với những hiện vật gắn với nền văn hóa khắp thế giới như: Châu Âu, Ai Cập, Châu Phi, Cận Đông, Rome,… Đến với các phòng trưng bày ở đây, du khách sẽ có những cái nhìn khái quát và tổng quan hơn về điêu khắc và nghệ thuật đền đài Trung Hoa, nghệ thuật nghề thủ công vùng Tây Á, lịch sử ngành dệt may các khu vực…

3. Phòng trưng bày Nghệ thuật Ontario

Phòng trưng bày Nghệ thuật Ontario là một bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng ở Toronto. Với diện tích 45.000m2, nơi đây được mệnh danh là một trong những phòng trưng bày lớn nhất Bắc Mỹ, thu hút đông đảo khách du lịch.

Bảo tàng được thành lập vào năm 1900 bởi một nhóm công dân tư nhân, thành viên của Hiệp hội Nghệ sĩ Ontario kết hợp các tổ chức như Bảo tàng Nghệ thuật của Toronto. Hội đồng Lập pháp Ontario sau đó đã ban hành Đạo luật bảo vệ Bảo tàng Nghệ thuật Toronto vào năm 1903. Bảo tàng được đổi tên thành "Phòng trưng bày Nghệ thuật Toronto" năm 1919, và sau đó là "Phòng trưng bày Nghệ thuật Ontario" năm 1966. Từ năm 1974, Phòng trưng bày đã được mở rộng và tân trang, với sự tham gia của các kiến trúc sư nổi tiếng như: Archiri Hariri Pontarini, John C. Parkin, Barton Myers, Frank Gehry và công ty KPMB Architects.

9 bao tang o toronto 4

Bộ sưu tập của Phòng trưng bày bao gồm hơn 90.000 tác phẩm trải dài từ thế kỷ thứ nhất đến ngày nay, đến từ các nghệ sỹ đương đại hiện đại và các nghệ sỹ cổ điển truyền thống. Các bộ sưu tập bao gồm kho báu vật lịch sử từ những kiệt tác thời Trung cổ của Claude Monet và Vincent Van Gogh của Canada, và các tác phẩm đương đại của các nghệ sỹ nổi tiếng khác người Canada. Ngoài ra, Phòng trưng bày còn có khoảng 40.000 bức ảnh cho thấy sự xuất hiện của những thay đổi xã hội và văn hoá từ những năm 1850 đến những năm 1940 bởi các nhiếp ảnh gia Anh, Pháp, Canada và Mỹ. Tác giả điêu khắc nổi tiếng người Anh Henry Moore đã có những tác phẩm nổi tiếng của mình trưng bày ở đây. Các hiện vật của châu Âu và Canada về tàu thủy được trưng bày từ thời Napoleon đến thế kỷ 19.

Du khách khi đến với Phòng trưng bày Nghệ thuật Ontario sẽ được tham gia các tour khám phá phòng tranh và phòng hiện vật. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm các lớp học nghệ thuật, giao lưu với các nghệ sỹ địa phương. Trẻ em cũng được tham gia những buổi ngoại khóa nghệ thuật. Góc ẩm thực cũng là điểm đến thú vị cho du khách.

4. Bảo tàng Gardiner

Bảo tàng Gardiner là một bảo tàng dành để giới thiệu các tác phẩm đồ gốm. Du khách có thể được khám phá những mẫu vật cổ từ các niên đại khác nhau. Nó mang đến cho du khách và đặc biệt là những "thiên thần nhỏ" trong gia đình mình những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Đó là bài học tuyệt vời mà không phải ở đâu du khách cũng có được. Hơn hết du khách có thể chụp hình cùng những mẫu vật tại đây, cũng hút mắt không kém so với cảnh thiên nhiên, công trình kỳ vĩ khác.

9 bao tang o toronto 5

Bảo tàng Gardiner sở hữu một bộ sưu tập thường trực với khoảng 3.000 hiện vật khác nhau, trong đó có cả những mảnh ghép từ thời Phục hưng Ý, đồ sứ Nhật Bản, Trung Quốc và một số mảnh từ Châu Mỹ cổ đại. Bên cạnh đó, bảo tàng còn có một phòng trưng bày các tác phẩm hiện đại. Hàng năm, Bảo tàng Gardiner cũng tổ chức 3 cuộc triển lãm những tác phẩm mà nó đang sở hữu. Du khách được tự do tìm hiểu về lịch sử đồ gốm cũng như nguồn gốc, hoa văn của những mẫu vật hiện diện tại Bảo tàng Gardiner.

5. Bảo tàng Aga Khan

Bảo tàng Aga Khan là một trong những bổ sung gần đây nhất cho cộng đồng văn hóa và nghệ thuật sôi động ở Toronto, nhưng đã thu hút được một lượng lớn người hâm mộ địa phương và quốc tế. Bảo tàng được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư đã từng đoạt giải thưởng Pritzker Fumihiko Maki.

9 bao tang o toronto 6

Bảo tàng Aga Khan có thiết kế hiện đại kết hợp các yếu tố lịch sử của văn hóa Hồi giáo tạo nên một tổng thể thực sự độc đáo. Khi tham quan bảo tàng, du khách sẽ tìm thấy trung tâm Ismaili Toronto, được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư nổi tiếng Charles Correa và hai tòa nhà được kết nối bởi Công viên Aga Khan thanh bình.

Tự hào với thiết kế kiến ​​trúc kiểu dáng đẹp của Nhật Bản, Bảo tàng Aga Khan được dành để tổ chức lễ kỷ niệm và triển lãm nghệ thuật, văn hóa Hồi giáo và các hiện vật cổ. Một chuyến tham quan Bảo tàng được kết hợp hoàn hảo với việc dừng chân tại quán cafe sân trong, để thưởng thức một số món ngon và trà truyền thống của Hồi giáo.

6. Bảo tàng Dệt may Canada

Tọa lạc ngay ở trung tâm Toronto có một bảo tàng hàng ngày được rất nhiều người lui tới, đó là Bảo tàng Dệt may Canada. Bảo tàng cho phép du khách khám phá hàng dệt may theo từng khung thời gian khác nhau. Ở đó, du khách sẽ được tìm hiểu tất tần tật những điều liên quan đến dệt từ thời xa xưa khi mà công nghệ chưa bùng nổ và phát triển như hiện nay.

9 bao tang o toronto 7

Bảo tàng Dệt may Canada đang sở hữu bộ sưu tập vĩnh viễn trong đó có hơn 13.000 hàng dệt may. Những mặt hàng này được sưu tập từ khắp mọi nơi trên thế giới thông qua nhiều chất liệu cũng như yêu cầu sử dụng bao gồm: vải, vải nghi lễ, thảm, mền, hàng may mặc. Bên cạnh đó, bảo tàng còn có lưu trữ các hiện vật có liên quan. Nó gần như bao quát cả 2.000 năm lịch sử của ngành dệt may. Bảo tàng cũng thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm các hiện vật lịch sử hay những công trình dệt hiện đại.

7. Bảo tàng Giày Bata

Bảo tàng Giày Bata nằm ở trung tâm Toronto, ngay gần khuôn viên Đại học Toronto và được thành lập bởi Sonja Bata. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1939, khi bà Sonja Bata chu du khắp thế giới cùng chồng là Thomas J.Bata vì công việc làm ăn. Bà thu thập các mẫu giày dép truyền thống ở mọi nơi mình đặt chân đến và tạo thành một bộ sưu tập. Năm 1979, gia đình Bata thành lập "Bata Shoe Museum Foundation" (Tổ chức Bảo tàng giày Bata), là viện nghiên cứu quốc tế về giày dép, đồng thời là nơi lưu giữ bộ sưu tập. Viện bảo tàng hiện tại mở cửa từ 6/5/1995, có diện tích gần 12.000m2, được thiết kể bởi Raymond Moriyama.

Sau khi được chiêm ngưỡng bộ sưu tập giày khổng lồ của bà Sonja Bata, kiến trúc sư Moriyama ngay lập tức muốn vẽ nên một tòa nhà miêu tả được cảm giác của ông. "Tôi bị ấn tượng mạnh bởi những dãy hộp chất cao khắp nơi. Giày được để trong hộp để chống nắng, chống bụi và tránh ẩm. Vai trò của chiếc hộp là hết sức quan trọng". Với những suy nghĩ đó, Moriyama đã cho ra đời một viện bảo tàng hình chiếc hộp giày.

9 bao tang o toronto 2

Bảo tàng Giày Bata hiện là nơi trưng bày bộ sưu tập giày dép lớn và đầy đủ nhất thế giới. Tòa nhà gồm 4 tầng, với 4 phòng triển lãm, 2 phòng đa chức năng, 1 tiệm quà tặng và nhiều văn phòng khác. Mỗi phòng triển lãm lại mang một chủ đề riêng, tạm dịch là: "Tất cả về giày", "Giày của thổ dân Bắc Mỹ", "Câu chuyện về việc đóng giày trên thế giới" và "Văn hóa giày thể thao".

Bộ sưu tập lưu giữ gần như toàn bộ các kiểu giày dép của mọi nền văn hóa trên thế giới từ cổ chí kim. Tổng cộng ít nhất 13.000 hiện vật đang được trưng bày, có hiện vật đã 4.500 tuổi. Một vài ví dụ tiêu biểu là: dép của người Ai Cập cổ đại, giày đi trên tuyết của người Nhật, Paduka bằng bạc của Ấn Độ, dép đính hạt của thổ dân Bắc Mỹ,… Đặc biệt, các mẫu thiết kế giày trong thế kỷ 20 của nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Elsa Schiaparelli, Salvatore Ferragamo, Vivienne Westwood,… cũng có mặt trong bộ sưu tập.

Một phần hấp dẫn nữa của viện bảo tàng là khu vực triển lãm giày dép của những nhân vật tên tuổi, bao gồm: dép của Nữ hoàng Victoria, đôi giày ống màu bạc của ca sĩ Elton John, giày chạy của huyền thoại Elvis Presley, giày cao bồi của thành viên ban nhạc The Beatle - John Lennon, giày sọc vằn của danh họa Picasso…

Bảo tàng Giày Bata đồng thời là viện nghiên cứu giày dép có uy tín trên thế giới, chuyên tìm hiểu về vai trò của giày dép trong đời sống văn hóa xã hội của nhân loại. 

8. Bảo tàng ảo ảnh

Du khách đã từng đến một hội trường gương "xịn xò" với rất nhiều những dãy hành lang hẹp với nhiều hình ảnh nghệ thuật sắp đặt trên tường chưa? Hãy chuẩn bị tinh thần để không bị bất ngờ nhé! Bảo tàng ảo ảnh nằm trên Front Street East là điểm tham quan hàng đầu ở Toronto như thế. Đây là một công trình rất hiện đại tọa lạc trên một khu nhà gỗ cũ. Một không gian tối giản được khai trương vào năm 2018.

9 bao tang o toronto 8

Đến đây, du khách sẽ cảm thấy giống như đang bước vào một phòng trưng bày nghệ thuật hơn là một điểm thu hút lễ hội sành điệu. Mỗi tác phẩm tại đây đều được giải thích các "mánh khóe" hình ảnh khi chơi cũng như một điểm đánh dấu chỉ ra điểm để du khách chụp một bức ảnh "selfie" hoàn hảo.

9. Casa Loma

Casa Loma, hay "Hill House", là một bảo tàng nhà lịch sử, biệt thự và khu vườn theo phong cách Gothic Revival ở Toronto. Ngôi nhà là một biểu tượng kiến ​​trúc của thành phố và là lựa chọn phổ biến cho các sự kiện nhân dịp đặc biệt và quay phim, truyền hình và chụp ảnh. Ban đầu được xây dựng để làm dinh thự cho nhà tài phiệt Sir Henry Pellatt, Casa Loma được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư EJ Lennox, người đã thiết kế hơn 70 tòa nhà khác của Toronto.

Việc Sir Henry thuê các nghệ nhân Châu Âu để thiết kế phần lớn lâu đài thời Victoria của ông và môi trường xung quanh đã làm tăng sức hấp dẫn của bất động sản, trưng bày các tác phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo trong Phòng gỗ sồi, hoa lan và hoa cúc quý hiếm trong Nhạc viện, các cửa ra vào và cửa sổ uốn lượn trong Phòng Tròn,... Vị trí đắc địa của Casa Loma ở giữa thành phố cũng nâng cao sức hấp dẫn của khách du lịch và lòng hiếu khách, cung cấp một môi trường trang trí công phu, cao cấp để thực sự nhìn thấy sự hùng vĩ và trải nghiệm trung tâm của Toronto.

9 bao tang o toronto 9

Khu vực đáng chú ý nhất ở tầng trệt trong Casa Loma là Đại sảnh, là điểm tập hợp và hội họp của nơi ở. Trên tầng hai, du khách sẽ tìm thấy Triển lãm Girl Guides trưng bày các đồ tạo tác liên quan đến tổ chức trinh sát mà Lady Pellatt là ủy viên trưởng đầu tiên. Tầng ba của Casa Loma có Bảo tàng Trung đoàn, còn được gọi là Súng trường riêng của Nữ hoàng Canada. Sự tham gia sâu sắc của Ngài Henry trong các đơn vị bộ binh của Canada và việc ông đạt được cấp bậc Thiếu tướng cuối cùng đã dẫn đến việc thành lập bảo tàng này. Tầng hầm bao gồm Castle Cafe, một cửa hàng quà tặng, một hầm rượu và một con đường dẫn đến Hunting Lodge và Chuồng ngựa. Trong các chuồng ngựa, những chiếc xe hơi cổ điển được đặt trong nhà để xe và phòng xe ngựa.

Blueblood Steakhouse là một nhà hàng ăn ngon trong Casa Loma, nơi phục vụ những miếng thịt bò ngon nhất Toronto và hải sản tươi sống trong một bầu không khí trang nhã, tinh tế. Tuyển chọn phong phú các loại rượu vang và rượu mạnh của nhà hàng kết hợp với đồ cổ cổ điển và nghệ thuật hiện đại để tạo nên sự tinh tế đa dạng.

Có lẽ với Top 9 bảo tàng ở Toronto đã phần nào giúp du khách hiểu hơn về quá trình phát triển của nhân loại. Hơn hết nó còn góp phần giúp chuyến du lịch Canada của du khách thêm phần tuyệt vời và ý nghĩa.